Trong bài viết kì trước, Namix đã hướng dẫn bạn cách làm hỗn hợp đất trồng cho dâu tây. Và hôm nay, Namix sẽ chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc Dâu tây chịu nhiệt. Giống Dâu tây đang được trồng phổ biến ở nước ta và được nhiều người ưa chuộng.
Xem thêm:
Bí quyết làm đất trồng dâu tây với đá Perlite cho nhiều trái, ít bệnh
Hướng dẫn cách trồng rau muống tại nhà bằng đất sạch Namix
Đất sạch trồng rau mầm ngay tại nhà
Nhiều bạn nhầm tưởng Dâu tây chịu nhiệt chính là giống Dâu tây New Zealand. Nhưng thực ra, Dâu tây chịu nhiệt là tên gọi chung cho nhóm Dâu tây có thể sinh trưởng tốt ở nơi khí hậu nóng. Và hiện nay có 2 giống Dâu tây chịu nhiệt được đánh giá là chất lượng, phù hợp với khí hậu nóng là giống dâu tây New Zealand, dâu tây Tochiotome của Nhật Bản. Vậy cách chăm sóc giống Dâu tây này như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi bài viết của Namix nhé.
Cách chăm sóc Dâu tây chịu nhiệt giai đoạn mới sang chậu
Trong 2 – 3 ngày đầu sang chậu cho cây bạn cần che nắng cho cây hoặc đặt chậu nơi râm mát để tránh hiện tượng cây con bị héo rũ. Tưới nước ngày 2 lần, cung cấp vừa đủ ẩm cho cây. Quá nhiều nước sẽ làm cây ngập úng và chết.
Bạn lưu ý, khi mới sang chậu cho cây không nên bón phân bổ sung vì lúc này rễ cây còn yếu rất dễ mẫn cảm với phân bón. Nếu bón quá liều sẽ làm chết cây. Tốt nhất bạn nên dùng loại đất tơi xốp và có bổ sung dinh dưỡng. Có thể nói đất sạch Namix là một sự lựa chọn hoàn hảo cho Dâu tây của bạn.
Cách chăm sóc Dâu tây chịu nhiệt trưởng thành và một số sâu bệnh thường gặp
Sau 1 tháng trồng cây bắt đầu phát triển mạnh, bạn cần bón phân bổ sung cho cây. Dâu tây là cây rất dễ mẫn cảm với phân bón, đặc biệt là dâu tây trồng trong chậu. Vì khả năng thoát nước của đất trồng trong chậu thấp hơn môi trường đất ngoài. Cho nên bạn phải cẩn thận khi bón phân cho cây, nhất là khi bón phân hóa học. Nếu bón quá liều thì cách tốt nhất là bạn nên tưới nhiều và làm thoát nước cho chậu cây.
Ngoài ra, bạn cần xới đất tạo độ thoáng cho rễ cây phát triển. Để Dâu tây phát triển mạnh và ổn định, bạn cần phải ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sự phát triển cho cây.
Trong quá trình chăm sóc dâu tây bạn có thể gặp một số sâu bệnh sau: nhện đỏ, rầy mềm, ốc sên, bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh thối đen rễ dâu tây…
Bệnh thối đen rễ dâu tây
Biểu hiện ban đầu là lá có màu vàng nâu như luộc ở mép lá. Tiếp đến, mép ngoài lá chuyển màu xám và khô quắt, rũ lá và dần dần chết cây. Khi nhổ cây lên bạn sẽ thấy rễ cây bị thối và khô. Nguyên nhân của bệnh này do nấm, tuyết trùng phát triển trong điều kiện đất thoát nước kém. Những cây bị bệnh nhưng không chết vẫn còi cọc, kém phát triển. Bạn nên xử lí bằng cách nhổ bỏ tất cả các cây bị bệnh, xới đất bổ sung nấm đối kháng Trichoderma trước khi trồng. Đối với các cây đang có biểu hiện bệnh, bạn nên tỉa bỏ lá bị hư, cách ly chậu cây, phun thuốc trị nấm như Anvil, thuốc gốc đồng….
Rầy mềm hại dâu tây
Biểu hiện đầu tiên là lá non bị quăn queo, cây còi cọc không phát triển. Lật mặt dưới lá bạn sẽ thấy rệp mềm. Bạn cắt bỏ những lá bị rầy mềm tấn công nặng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị. Một số loại thuốc hiệu quả đó là Sairifos 585EC, Radiant, Set up…
Với cách chăm sóc Dâu tây chịu nhiệt mà Namix đã chia sẻ trên đây, mong rằng các bạn sẽ có một vườn dâu như ý. Namix luôn đồng hành làm vườn cùng bạn.
Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao NAMIX
Địa chỉ: Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Thủ Đức, Tp.HCM
Website: namix.vn | Email: [email protected]
Điện Thoại: 0287 1023489 | Hotline: 0904 003 679