Quả bầu một loại thực phẩm có vị ngọt thanh, tươi mát. Bên cạnh đó bầu có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường…Bạn có thể tự tay trồng cho gia đình mình một giàn bầu trĩu quả và an toàn ngay tại nhà. Vậy hãy để datsachhuuco.com hướng dẫn cho các bạn cách trồng bầu tại nhà nhé.
Đặc điểm và công dụng của bầu
Việc tìm hiểu một số đặc điểm về cây bầu sẽ giúp chúng ta biết rõ loài cây này hơn, cách trồng bầu sẽ đơn giản hơn nhiều.
Đặc điểm cây bầu
- Bầu là một loài thực vật có hoa trong họ bầu bí. Dây leo, thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng.
- Lá hình tim rộng, không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng, có lông mịn như nhung màu trắng; cuống có 2 tuyến ở đỉnh.
- Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng, có cuống hoa dài tới 20cm.
- Quả mọng màu xanh lợt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng. Hạt trắng, dài 1.5 cm.
Công dụng của bầu
- Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.
- Quả bầu non thường được dùng để nấu canh, luộc hoặc xào… Lá non cũng có thể luộc để làm rau ăn.
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống bầu
Dụng cụ trồng bầu
Cách trồng bầu tại nhà đơn giản với những dụng cụ có sẵn như khay, chậu hoặc thùng xốp.
Đất trồng bầu
Cây bầu có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, pH trong khoảng 6-7.
Đất bạn có thể mua sẵn cho tiện, nên chọn nhà cung cấp đất uy tín để có chất lượng đất trồng tốt.
Hiện nay đất sạch hữu cơ trồng chậu Namix rất được hội trồng rau tại nhà ưa chuộng bởi hiệu quả mà loại đất này mang lại.
Nhờ quá trình pha trộn và xử lý qua nhiều tháng các thành phần hữu cơ mùn dừa, trấu nguyên cánh, vỏ cây và phân bón hữu cơ compost… giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây bầu trong thời gian đầu. Đặc biệt trong thành phần có các loại hạt khoáng sẽ giúp đất tơi xốp, thoáng khí và tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho cây.
Giống bầu
Hiện nay trên thị trường có 4 loại bầu là bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Bạn có thể lựa chọn giống tùy thuộc vào sở thích của mình.
Hạt giống có thể tìm mua ở cửa hàng bán vật tư uy tín hoặc siêu thị.
Cách trồng bầu đơn giản tại nhà
Ngâm ủ và gieo hạt bầu
Ngâm ủ hạt
Để tỷ lệ nảy mầm cao thì nên ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40 độ C) khoảng 6 giờ.
Sau đó đem rửa sạch rồi đem ủ trong khăn ẩm 12 giờ. Phải luôn giữ độ ẩm cho khăn ủ.
Khi thấy hạt nứt nanh có dầu hiệu nảy mầm thì đem gieo ngay vào bầu, khay gieo hoặc có thể gieo trực tiếp vào hỗn hợp đất trên.
Gieo hạt bầu
Gieo hạt ở độ sâu từ 2-3cm. Sau khi gieo xong lấp lớp đất mỏng rồi tưới bằng vòi phun nhẹ.
Bạn cũng có thể trồng hạt giống trực tiếp mà không cần ngâm ủ. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn nhiều so với ngâm ủ.
Cách trồng bầu
Từ khi hạt bầu nảy mầm cho đến khi cây con ra được 2-3 lá thật, thân đã khá cứng cáp thì đem trồng.
Đặt cây con ở giữa chậu đất đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp đất lên sao cho phủ được nửa thân bầu thì dừng. Cuối cùng dí nhẹ lớp đất trên gốc cho hơi rắn để giúp cây đứng vững.
Xem thêm: https://namix.vn/cach-trong-bi-dao-don-gian-sieu-trai-cung-namix/
Chăm sóc bầu sau khi trồng
Đây là bước cuối cùng rất quan trọng trong chu trình thực hiện kỹ thuật cách trồng bầu. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi chăm sóc như tưới nước, bón phân, vun xới , làm giàn và phòng trừ sâu bệnh hại cho bầu.
Tưới nước
Bầu là loại cây ưa nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng và phát triển. Nên tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối.
Vào thời điểm cây ra hoa và đậu trái, cần tăng lượng nước tưới gấp đôi vào mỗi lần tưới. Để cây nuôi hoa và quả đạt chất lượng cao.
Bón phân
Sau khoảng 40 ngày, tiến hành bón lót cho cây bằng phân gà, trân trùn quế hoặc phân hữu cơ.
Bạn có thể thúc cho cây bằng phân đạm và NPK vào vị trí đất xung quanh gốc cây.
Muốn bầu đạt năng suất cao nhiều quả, thì thường xuyên bón thúc tốt nhất là nên bón phân hữu cơ. Cứ 10 ngày tiến hành bón phân 1 lần, cho tới khi quả to bằng 2 đốt tay thì ngừng.
Lưu ý: Sau khi bón phân phải tưới lại bằng nước sạch.
Vun xới
Khi bầu mọc dài được 1m, bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1-2 đốt lại chặn đất.
Mục đích của việc làm này là giúp cho bầu ra nhiều rễ từ đốt, tăng diện tích tiếp xúc của thân với đất. Như vậy giúp cây bầu tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này.
Làm giàn
Khi bầu được 2 tháng, tiến hành làm giàn cho cây bầu bò lên.
Vật liệu làm giàn có thể là tre, gỗ, thép kết hợp với lưới làm giàn leo trắng hay lưới làm giàn leo xanh và phải cao 2m – 3m để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Tuy nhiên, khi bầu lên giàn thì không nên tỉa để dây nhánh cho quả.
Sâu bệnh hại
Một số loài sâu hại bầu như rầy mềm, ruồi đục lá và bọ rầy dưa. Khi cây bầu có dấu hiệu héo dần và chết đi rất có thể là do virus và nấm gây ra.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và đưa ra các biện pháp phòng trừ phù hợp. Nếu dùng thuốc bảo vệ thực vật thì lưu ý thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Nếu các bạn làm đúng theo hướng dẫn cách trồng bầu như trên thì sau một thời gian bầu sẽ cho thu hoạch.
Thu hoạch
Khi bầu được khoảng 75-90 là bắt đầu cho thu hoạch. Sau khi ra hoa, quả bầu phát triển khoảng 10-12 ngày là có thể thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt, cây bầu sẽ cho trái khoảng 2 tháng.
Khi thu hoạch xong thì tiến hành bấm ngọn để quả phát triển lớn và bầu tiếp tục cho quả ở dây nhánh khác.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng bầu tại nhà. Cũng không quá khó phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ của datsachhuuco.com sẽ giúp bạn tự tay trồng được một giàn bầu sai trĩu quả.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ địa chỉ cung cấp đất sạch uy tín, chất lượng cao Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo