Ớt chuông là loại thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất dùng để nấu ăn vì không những ngon miệng mà còn đẹp mắt nữa. Ngoài ra đây cũng là loại cây có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Chính vì vậy ớt chuông được nhiều người lựa chọn trồng, sau đây mình xin chia sẻ kỹ thuật trồng ớt chuông đơn giản.
Tổng quan về cây ớt chuông
Đặc điểm ớt chuông
Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt, có nguồn gốc từ châu âu. Nó có hình dáng rất giống với chiếc chuông.
Với kỹ thuật trồng ớt chuông thông thường, mỗi quả ớt đến độ thu hoạch có đường kính từ 5 đến 8cm. Hầu hết ớt chuông có màu xanh, vàng, cam, và đỏ. Ớt chuông đà lạt đôi khi được xếp vào nhóm ớt ít cay mà cùng loại với ớt ngọt
Lợi ích của ớt chuông mang lại
Ớt chuông mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của người dùng:
Tăng cường thị lực: Lutein và zeaxanthin là những sắc tố carotenoid giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, giúp cải thiện thị lực và chống lại các phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Trong các loại ớt chuông có chứa một lượng sắt dồi dào. Ngoài ra, nó cung cấp đến 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày có tác dụng chống oxy hóa, còn tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột.
Có lợi cho tim mạch: chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Chúng còn có tác dụng làm hạ mức cholesterol xấu trong máu, tránh nguy cơ phát triển các bệnh như tim mạch, đột quỵ hay ung thư. Phytonutrients có nhiều trong ớt ngọt vừa giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giúp ngủ ngon, cân bằng tâm trạng: chứa magie và vitamin B6 làm giảm căng thẳng, lo lắng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt cho phụ nữ.
Hỗ trợ giảm cân, kích thích tiêu hóa: chúng chứa ít calorie, chất béo và không có cholesterol. Chất xơ trong ớt giúp kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột.
Làm sáng và tăng độ đàn hồi cho da: chứa nhiều vitamin và khoáng chất dồi dào, với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các gốc tự do (lão hóa da). Vitamin C có tác dụng thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp làn da bạn săn chắc và luôn khỏe mạnh.
Phytonutrients trong ớt cũng giúp điều trị phát ban, vết thâm, mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác.
Giúp tóc chắc khỏe: Chúng giúp tăng cường collagen cho tóc chắc khỏe và bảo vệ các nang tóc.
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống ớt chuông
Dụng cụ trồng ớt chuông
Tùy cách lựa chọn và dụng cụ có sẵn bạn có thể có cách trồng ớt chuông trong thùng xốp. Cách trồng ớt chuông trong chậu, bao xi măng, khay, có sẵn trong nhà. Thậm chí nếu có điều kiện bạn có tìm hiểu kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính.
Độ sâu thùng chứa ít nhất là 25-30 cm và rộng, đục lỗ dưới đáy để cây thoát nước.
Nếu bạn đang trồng ớt chuông ở khí hậu nhiệt đới thì tránh sử dụng các thùng chứa màu đen.
Đất trồng cây ớt chuông
Cũng như các loài cây khác, ớt chuông ưa phát triển tốt ở đất màu mỡ. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng hạt giống để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Trồng cây trong khay chậu có lợi thế là xử lý đất trồng tốt cũng như dễ tìm đất sạch.
Bạn cần chọn các loại đất tơi xốp, thoát nước tốt để trồng cây. Sản phẩm đất sạch Namix là một gợi ý tốt cho bạn. Đất được phối trộn các nguyên liệu hữu cơ và dinh dưỡng phù hợp với các loại cây trồng chậu và khay. Các hạt Perlite có trong đất sẽ giúp tăng cường độ xốp và hỗ trợ giữ dinh dưỡng cho cây.
Xem thêm cách trồng ớt chuông tại nhà với đất trồng rau và hoa https://namix.vn/cach-trong-ot-chuong-tai-nha-voi-dat-trong-rau-va-hoa-namix/
Chọn giống ớt chuông
Ớt chuông hay ớt chuông đà lạt thường có giống nhiều màu như vàng, xanh, đỏ, cam, …
Ở nước ta hiện có loại chín màu đỏ và màu vàng. Bạn có thể tìm mua hạt giống cao sản ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín.
Kỹ thuật trồng ớt chuông bằng hạt tại nhà
Cách trồng ớt chuông bằng hạt:
Ngâm ủ hạt
Hạt giống mua về ngâm trong nước với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh (khoảng 50 độ) trong thời gian 8-12 tiếng để thúc đẩy sự nảy mầm của hạt giống.
Gieo hạt
Sau đó đem gieo hạt vào khay đất hay chậu ươm đã chuẩn bị sẵn, phủ nhẹ lên một lớp đất mịn trên hạt vừa rải. Nên đặt khay ở nơi ấm áp giúp thúc đẩy quá trình nảy mầm của hạt.
Cách trồng ớt chuông trong chậu
Sau khi gieo hạt khoảng 30 – 35 ngày thì chọn những cây khỏe mạnh đem ra cấy vào dụng cụ trồng đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý tránh làm đứt rễ cây giúp cây nhanh hồi sức.
Sau khi trồng cây xong chuyển vào nơi ít ánh nắng hoặc che chắn khoảng 4 – 5 ngày giúp cây thích nghi từ từ với môi trường để cây mới nhanh chóng bén rễ và không bị cháy nắng.
Cách chăm sóc ớt chuông
Tưới nước
Sau những kỹ thuật trồng ớt chuông thì sau đó phải tưới cho ớt hàng ngày nếu đất thoát nước tốt hay trời khô, đối với đất ẩm hay mưa thì tưới sao cho cây đủ ẩm cho đến khi cây hồi xanh.
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của ớt là 75 – 80%. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước bởi cây ớt dễ bị úng như vậy tạo môi trường cho mầm bệnh hại cây phát triển.
Cắt tỉa cành
Khi cây đủ lớn ra nhiều nhánh thì tiến hành tỉa bớt cành ở phía dưới, chừa lại thân chính và các nhánh nằm bên trên (cách gốc 15-20 cm tùy cây). Thường xuyên tỉa bỏ lá già úa.
Mục đích tỉa cành cho cây là giúp cho gốc cây được thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Bên cạnh đó giúp cho cây tập trung nuôi trái cho năng suất cao và có đủ lực đứng vững khi cây mang trái.
Có thể cắm thêm cây tre hoặc thanh gỗ nhỏ và dây buộc để giữ cố định cây giúp cây đứng vững.
Bón phân
Sau khi cấy cây được 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt đầu cho cây bằng phân NPK hoặc phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế,…
Sau lần 1 khoảng 12 – 15 ngày bón phân đợt 2 cho cây
Đợt thứ 3 sau đợt 2 khoảng 20 ngày. Bón đợt thứ 3 khi ớt chuông cho thu hoạch lần đầu.
Mỗi lần bón phân thì kết hợp vun xới gốc và làm cỏ sạch sẽ.
Sâu bệnh hại
Một số bệnh hại cây ớt Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomomas solanacearum, bệnh thán thư do nấm Collectotrichum spp. gây ra, bệnh héo rũ cây con do một số nấm như Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium gây ra.
Để phòng các bệnh này cần lưu ý ngay từ bước chuẩn bị đất trồng phải sạch khử khuẩn không chứa mầm bệnh. Loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh nhằm tránh lây lan dịch bệnh.
Phun phòng trừ bằng Ridomil, Aliette, Kasumin,…
Sâu hại Bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen, nhện đỏ: Tập trung phá hại lá non, đọt non, bông, trái non bằng cách hút nhựa làm lá quăn queo.
Phòng trừ bằng các loại thuốc: Suprathion, Radian, Confidor…
Thu hoạch
Ớt chuông sẽ cho thu hoạch 60-90 ngày sau khi trồng. Khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay hoặc bắt đầu chuyển màu thì thu hoạch. Ớt chuông thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã già thì ăn không ngon.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng ớt chuông và cách chăm sóc mà datsachhuuco.com muốn mang đến cho bạn. Chúc các bạn thành công.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ địa chỉ cung câp đất sạch uy tín, chất lượng cao Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo