Cà pháo là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Thay vì mua ở ngoài, bạn có thể tự trồng cà pháo tại nhà an toàn cho gia đình. datsachhuuco.com sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cà pháo đơn giản tại nhà cho quả sai và an toàn nhé.
Đặc điểm của cà pháo
Cà pháo là một loài cây lâu năm thuộc họ cà. Tuy nhiên cà pháo được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực như là cây một năm.
Thân: Thân thảo nhẵn nhũi, cao tới 1,5 m với thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc.
Lá: Lá mọc đơn, xẻ thùy, không gai, dài 6-12cm, có thuỳ, có lông dày sát, cuống 1-3cm. Mỗi thùy có gân phụ hình lông chim.
Hoa: hoa có màu từ trắng đến tím.
Quả: Quả mọng, hình tròn 1,5cm, có màu trắng có bớt xanh, tím; quả ăn được có thể thu hoạch sau 80-100 ngày. Quả cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn giòn.
Hạt: Hạt hình đĩa, rộng 2,5mm. Cây sinh sản bằng hạt.
Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m.
Trên đây là một số đặc điểm về cây cà pháo mà các bạn cần biết thì cách trồng cà pháo sẽ đơn giản hơn nhiều.
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống cà pháo
Dụng cụ trồng cà pháo
Cách trồng cà pháo tại nhà có thể tận dụng chậu, khay hay thùng xốp có sẵn trong nhà.
Dụng cụ trồng phải có kích thước tối thiểu là cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng cà pháo
Cà pháo sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trên nền đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có độ pH từ 6,5-7. Bạn có thể tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ giàu dinh dưỡng Namix để đạt hiệu quả cao nhất. Với các thành phần hữu cơ mùn dừa, trấu nguyên cánh, vỏ cây và phân bón hữu cơ compost… giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây cà pháo trong thời gian dài.
Đặc biệt việc sử dụng các loại hạt khoáng giúp đất tơi xốp, thoáng khí và tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho cây.
Hạt giống cà pháo
Các giống cà tím phổ biến hiện nay như cà pháo tím, cà pháo trắng, cà pháo xanh…
Bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt giống ở siêu thị hoặc các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp uy tín.
Sau khi các bạn đã chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết, thì tiến hành trồng cà pháo ngay thôi nào. Cùng tìm hiểu cách trồng cà pháo cụ thể như thế nào nhé.
Cách trồng cà pháo tại nhà
Ngâm ủ và gieo hạt cà pháo
- Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt giống trong nước ấm với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4-6 tiếng.
- Sau đó vớt hạt giống ra rửa sạch ủ trong khăn vải. Lưu ý: Khăn, vải ủ không được quá ướt, không được quá khô vì sẽ làm hư hạt và tỷ lệ nảy mầm thấp.
- Ủ khoảng 1 ngày thì hạt nứt nanh phải trồng ngay. Nếu để qua ngày rễ mọc dài thì khi gieo trồng rể dễ bị gãy.
Cách trồng cà pháo
- Tiến hành gieo hạt giống đã nứt nanh với mật độ 2g/m2. Sau khi gieo hạt, phủ nhẹ 1 lớp đất mỏng lên trên hoặc vỏ trấu. Tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
- Khi cây mọc được 1-2 lá, nếu mật độ cây quá dày thì bạn tiến hành tỉa bỏ bớt những cây còi cọc, bị sâu bệnh. Đảm bảo cây cách cây 4-5cm.
- Khi cây con ra được từ 5-6 lá, tiến hành tỉa cây với khoảng cách cây cách cây là 50cm, hàng cách hàng là 60cm. Sau khi cấy xong, tưới nước cho cây.
- Bạn có thể gieo hạt trong khay ươm giống. Khi cây ra được từ 5-6 lá thì tiến hành cấy vào dụng cụ trồng với khoảng cách tương tự như trên.
Xem thêm: https://namix.vn/cach-trong-va-cham-soc-cay-dau-bap-trong-chau/
Cách chăm sóc cà pháo sau khi trồng
Chúng ta vừa tìm hiểu xong cách trồng cà pháo, để cây phát triển tốt và cho quả sai thì bạn cần biết chăm sóc đúng cách cho cây.
Tưới nước cà pháo
Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Ngày tưới nước 2 lần cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Bón phân cà pháo
Nên bón phân bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ.
Nên tiến hành bón ngay sau khi cấy cây con được1 tuần, bón nước phân pha với nồng độ 20-30% phân hữu cơ. Cứ 10 ngày bón 1 lần.
Từ lượt bón thứ 3 trở đi, nồng độ phần tăng lên từ 30 – 40%. Sau khi cấy cây con 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây.
Bón thúc đợt 2 vào thời kỳ từ sau khi có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa quả. Nếu đất xấu cây phát triển kém, có thể bón 1 – 2 lượt.
Thúc đợt 3 vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch rộ. Thời kỳ này cần bón nhiều phân. Tưới dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30 – 50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.
Trong các đợt bón thúc nên kết hợp làm cỏ tỉa lá già và lá bị bệnh hại đem tiêu hủy.
Sâu bệnh hại cà pháo
Cách trồng cà pháo tại nhà bằng các dụng trồng thường ít bị sâu bệnh hại gây hại.
Tuy nhiên có một số sâu hại như: sâu xanh đục trái, sâu ăn lá, sâu xám và rầy xanh. Một số bệnh hại cà pháo như: lở cổ rễ, chết xanh hay đốm nâu.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp: thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời để phòng trừ hiệu quả. Vệ sinh gốc cây sạch sẽ, cắt tỉa lá già sâu bệnh. Khi phát hiện sâu hại có thể dùng biện pháp thủ công bắt bỏ.
Nếu sâu bệnh hại không kiểm soát được nữa, bạn có thể sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc. Sử dụng thuốc trừ cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch.
Thu hoạch
Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi quả bị giảm phẩm chất và ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng cà pháo tại nhà mà datsachhuuco.com muốn mang đến cho bạn. Chúc các bạn thành công.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ địa chỉ cung cấp đất sạch uy tín, chất lượng cao Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo