Chào cả nhà, không biết dưa lưới của các bạn đã phát triển tới đâu rồi nhỉ? Trong kì trước, Namix đã giới thiệu đến các bạn cách trồng dưa lưới tại nhà. Hôm nay, Namix sẽ hướng dẫn các bạn kĩ hơn về cách chăm sóc và phòng trừ một số sâu bệnh trên dưa lưới.
Xem thêm:
- Cách chăm sóc và phòng trừ bệnh trên Dâu tây
- Hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà
- Cách trồng cải bẹ xanh với đất sạch
Cách chăm sóc dưa lưới
Sau khi cho cây sang chậu 1 tháng, nếu lá có biểu hiện màu vàng, lá nhỏ, cây chậm phát triển, bạn cần bổ sung thêm phân bón. Giai đoạn này, đạm là chất dinh dưỡng cây cần nhiều nhất. Bạn có thể sử dụng các loại phân bón như Urea, NPK 20 – 20 – 25 + TE. Bạn ngại phân bón hóa học thì có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân cá. Giai đoạn cây nuôi quả, bạn cần bổ sung thêm đạm, kali và phân vi lượng canxi – bo để đề phòng nứt quả.
Một số loại sâu bệnh trên dưa lưới
Dưa lưới là một cây không khó trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, khi trồng ở ngoài trời cây thường bị một số sâu bệnh sau:
Sâu vẽ bùa
Trên lá có những đường vẽ ngoằn ngoèo, thường bị ở giai đoạn cây con. Lá bị sâu vẽ bùa phá hại sẽ khô, khảm lá và giảm diện tích quang hợp.
Để trừ sâu vẽ bùa bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc gốc Cúc. Một số loại thuốc cho hiệu quả như: Trebon, Sherpa… Ngoài ra bạn có thể trị sâu bằng phương pháp sinh học. Đó là dùng hoạt chất Nicotin có trong cây thuốc lá, để trị sâu vẽ bùa. Cách làm như sau:
Bạn pha nước thuốc lào với nước lã tỉ lệ 1 : 3 sau đó phun lên cây. Cách này sẽ làm cho thành trùng sâu vẽ bùa (một loại bướm) bỏ đi mà không đẻ trứng. Để điều chế số lượng lớn, bạn có thể lấy gốc cây thuốc lá, thuốc lào hoặc các vụn thuốc lá đem ngâm nước, cho thêm 1 – 2 thìa vôi. Bạn ngâm kĩ rồi chắt lấy nước.
Sâu xanh ăn lá
Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non. Đặc biệt là phần lá non gần ngọn chúng kết lá lại và nằm bên trong ăn lá. Bộ phận cây bị sâu ăn xơ xác, nếu sâu tập trung nhiều ở ngọn sẽ làm ngọn queo đầu, cây chậm tăng trưởng.
Nếu vườn nhà bạn số lượng cây ít thì có thể bắt bằng tay. Diện tích lớn nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ: thuốc gốc Abamectin, thuốc trừ sâu sinh học: NEEMNIM 0,3EC.
Bệnh héo chết cây con, héo tóp thân
Biểu hiện của bệnh là cổ rễ thường bị thối nhũng. Phần thân cách gốc 5 – 10 cm bị thối đen, cây dễ đổ ngã, tuy nhiên lá vẫn xanh. Nấm là tác nhân gây bệnh.
Bệnh phát sinh khi độ ẩm cao, do giá thể trồng nhiễm bệnh, nguồn bệnh từ cây cỏ dại xung quanh.
Biện pháp phòng trừ: Xử lí giá thể trước khi trồng bằng Trichoderma. Dùng đất, giá thể trồng không chứa tác nhân gây bệnh cho cây trồng. Đất sạch Namix là sản phẩm đã được xử lí và bổ sung dinh dưỡng tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển.
Phun thuốc phòng trừ nấm bệnh giai đoạn cây con: Antracol 70WP, Anvil 5SC. Những cây bị bệnh thì nhổ bỏ để tránh lây lan.
Ngoài các loại sâu bệnh trên dưa lưới mà Namix đã đề cập đến thì còn có một số loại sâu bệnh hại khác như: bọ trĩ, bọ dưa, ốc sên, bệnh phấn trắng, bệnh khảm lá.
Trên đây là một số sâu bệnh hại trên dưa lưới. Mọi nguồn gốc của sâu bệnh hại đều bắt nguồn từ dinh dưỡng. Cây khỏe thì mới chống chịu được sâu bệnh. Vì vậy, viêc chọn giá thể hay đất trồng cây là một trong những khâu quan trọng. Namix luôn tự hào vì mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Hãy đồng hành và trải nghiệm cùng chúng tôi nhé.
Fanpage Namix – Đất sạch và giá thể thủy canh: https://www.facebook.com/namix.vn/