Sâu bệnh hại cà rốt và cách phòng trừ hiệu quả

benh-hai-ca-rot-thoi-den

Sâu bệnh hại trên cây cà rốt làm giảm năng suất cũng như chất lượng củ thu hoạch. Bên cạnh đó cây cà rốt lại có khá nhiều sâu bệnh hại tấn công, vì vậy bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và thường xuyên theo dõi để ngăn chặn kịp thời. Sau đây cùng datsachhuuco.com tìm hiểu một số bệnh hại cây cà rốt cũng như cách phòng trừ hiệu quả nhé.

Sâu hại cây cà rốt

Sâu xám (Agrotis ypsilon)

Đặc điểm gây hại: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng rời rạc trên mặt đất vào ban đêm. Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây. Ban ngày sâu lớn trốn dưới đất, ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây.

Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh khu vực trồng sạch sẽ. Có thể sử dụng một số hoạt chất đăng ký trừ sâu xám trên rau như Abamectin, Cypermethrin để phòng trừ, theo liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

sau-khoag-sau-xam-hai-ca-rot

Sâu khoang (Spodoptera exigua)

Đặc điểm gây hại: Sâu khoang gây hại trên lá nhiều loại rau trong đó có cà rốt. Sâu non mới nở tập trung cùng nhau ăn lá chừa lại biểu bì. Sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá. Từ sau tuổi 2 chúng di tản sang cây khác để ăn.

Sâu non có 6 tuổi, sâu non ăn rất mạnh. Chúng cắn phá thành từng lỗ không hình dạng trên lá làm cây xơ xác.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh khu vực trồng, làm đất kỹ trước khi trồng, dùng bả chua ngọt để bắt bướm (ngoài đồng ruộng), ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.

Rệp muội: (Brevicoryne brassicae)

Đặc điểm gây hại: Cả rệp non và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút nhựa cây. Rệp gây hại làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ.

Ngoài ra rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển.

benh-hai-ca-rot-rep-muoi

Biện pháp phòng trừ: Vào mùa khô tưới nước giữ ẩm cho cây. Nếu mật độ rệp thấp có thể loại bỏ chúng bằng cách vặt bỏ và hủy những lá bị hại.

Nếu mật độ rệp cao có thể phun thuốc có chứa một số hoạt chất như Thiamethoxam, Imidacloprid để phòng trừ.

Bệnh trên cây cà rốt

Bệnh đốm vòng (Alternaria radicirima)

Đặc điểm gây hại: Triệu chứng của bệnh đốm vòng lúc đầu là những chấm nhỏ màu đen, sau lan rộng ra thành hình tròn, màu nâu có hình tròn đồng tâm.

Thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ hóng. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.

benh-hai-ca-rot-dom-vong

Biện pháp phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước ấm 50 oC. Vệ sinh khu vực trồng.

Có thể phun phòng trừ bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như 2S Sea & See 12WP, M.A Maral 10SL.

Bệnh thối nhũn cà rốt (Erwinia carotovora)

Đặc điểm gây hại: Bệnh thường gây hại nặng trên đất thịt và đất trồng cà rốt liên tục nhiều vụ.

Khi cây bị bệnh có triệu chứng mềm, có nước và nhớt, có mùi hôi. Vi khuẩn tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua các vết thương của cây.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh khu vực trước và trong khi trồng, thu gom tiêu hủy ngay cây bị bệnh.

Có thể phun phòng trừ bằng một số hoạt chất Trichoderma spp + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1.

Bệnh thối đen cà rốt

benh-hai-ca-rot-thoi-den

Thối đen do nấm Alternaria radicirima gây. Thối khô do nấm Pronarostrupii sp. gây ra. Các loài nấm này hại trên tất cả bộ phận trên cây thân, lá và củ.

Có thể phòng trừ bằng một số loại thuốc như Plant 50WP, Derosal 50SC; Kocide 53,8DF, Kuproxat 345SC 345SC …

Bệnh hại cà rốt – Hiện tượng biến dạng củ cà rốt

Triệu chứng: Các hiện tượng biến dạng củ cà rốt như

  •  Củ chỉa: Do đỉnh chóp rễ chính bị tổn thương.
  • Ngoài ra do cấu trúc đất quá cứng chặt, dinh dưỡng không đầy đủ.  Cũng có thể do côn trùng, nấm tấn công bộ rễ làm cho củ phát triển có nhiều nhánh phụ chẻ đôi, ba.
  • Củ sần sùi, u sưng: Củ phát triển không bình thường, trên củ xuất hiện nhiều u sưng với các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn.
  • Củ nứt: Các vết nứt có thể xuất hiện ngay ở phần tiếp giáp với gốc cây và kéo dài theo trục của củ đến tận chóp củ để lộ ra phần lõi củ.

Tác nhân gây hại chính là tuyến trùng như Helicotylenchus sp, Meloidogyne sp, Pratylenchus sp,Aphelenchus sp.

benh-hai-ca-rot-tuyen-trung

Biện pháp phòng trừ

  • Xử lý hạt giống bằng nước 3 sôi 2 lạnh ngâm khoảng 30 phút trước khi gieo.
  • Thu gom và tiêu hủy toàn bộ tàn dư cây bệnh trước khi làm đất. Luân canh cây trồng như dền có khả năng ít nhiễm tuyến trùng .
  • Cày xới đất kỹ trong điều kiện thời tiết khô hanh. Làm cho trứng và ấu trùng dễ bị tiêu diệt do đó làm giảm mật độ tuyến trùng.
  • Trồng xen cúc vạn thọ để xua đuổi tuyến trùng gây biến dạng củ cà rốt
  • Xử lý đất trước khi trồng ngoài đồng ruộng bằng hoạt chất sinh học Paecilomyces lilacinus. Xử lý bằng một số thuốc hóa học như Etobon 0.56SL, Sincocin 0.56SL, Stop 5DD, Heroga 6.4SL.

Hi vọng với những chia sẻ của datsachhuuco.com về bệnh hại cà rốt trong bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích và chăm sóc tốt cho cà rốt mà bạn trồng nhé.

Xem thêm: https://namix.vn/sau-benh-hai-tren-cay-ot-va-cach-phong-tru/

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ nhà cung cấp đât sạch trồng cây Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0938492348 hoặc Nhắn tin Zalo