Cây nha đam còn gọi là cây lô hội được nhiều người biết đến với nhiều tác dụng hữu ích. Nó có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp, vì vậy được nhiều người ưa thích và được trồng phổ biến ở mỗi gia đình. Dưới đây là cách trồng cây nha đam từ cây con và chăm sóc.
Tổng quan về cây nha đam
Nha đam là cây mọng nước thuộc chi Lô hội. Cây không có thân hoặc thân rất ngắn với các lá dày, màu xanh lục, nhiều thịt, dạng hình quạt ra từ thân trung tâm của cây. Mép lá có răng cưa nhỏ.
Nha đam chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp Việt Nam để làm thuốc hoặc làm cây cảnh.
Nha đam có tác dụng gì
Làm đẹp da Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, giúp se khít lỗ chân lông, ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn… Nó có tính chống viêm, kháng khuẩn tác dụng dịu nhẹ, làm lành, trị thâm những vết thương do mụn gây ra.
Tác dụng tuyệt vời cho tóc Nha đam chứa rất nhiều các axit amin và enzyme proteolytic. Nó điều trị hiệu quả hiện tượng tóc rụng, thúc đẩy tóc mọc lại nhanh chóng. Axit salicylic trong nha đam có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn giúp trị gàu, ngăn ngừa các bệnh da đầu.
Kháng khuẩn, chống viêm Axit salixylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase trong nha đam có khả năng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa chứng viêm.
Tốt cho tiêu hóa Giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày và ruột. Cải thiện các chứng liên quan tới rối loạn tiêu hóa.
Điều hòa kinh nguyệt Tác dụng trong việc điều hòa các hormone, nên điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Chữa lành vết thương Thoa nha đam lên vùng da bị loét, bỏng sẽ giúp lành vết thương nhanh hơn.
Giảm đau, trị loét dạ dày Nha đam giảm đau khi bị ợ nóng. Có khả năng chống lại các vết loét dạ dày và làm cho các vết loét không to hơn.
Xem thêm: https://namix.vn/trong-nha-dam-bang-dat-trong-xuong-rong-sen-da-namix/
Cách trồng cây nha đam từ cây con
Dụng cụ trồng cây
Các bạn có thể tận dụng dụng cụ có sẵn trong nhà như thùng xốp, chậu nhựa hay chậu đất nung.
Cách chọn chậu trồng: nên chọn chậu đủ nặng để giữ cho cây không bị lật (chậu làm từ đất nung).
Chọn chậu trồng có chiều rộng bằng với chiều sâu. Lưu ý: chọn chậu có ít nhất một lỗ thoát nước ở đáy.
Đất trồng
Cây nha đam là loài xương rồng, vì vậy hãy sử dụng hỗn hợp bầu thoát nước tốt, chẳng hạn như hỗn hợp dành cho xương rồng.
Không sử dụng đất làm vườn. Một hỗn hợp tốt nên chứa ít đất, đá trân châu Namix, đá Vermiculite, các khối vỏ cây.
Cây giống
Sau khi đã sử dụng lá nha đam để nhân giống làm tăng hệ số cây. Ðể tăng hệ số nhân giống, các bạn có thể cắt bỏ đọt cây mẹ. Sau một năm cây mẹ sẽ xuất hiện khoảng chục cây con mọc xung quanh.
Khi cây con lớn chừng 10 cm, thì tách cây con đem vào vườn ươm. Lưu ý, khi tách cây con giữ lại được càng nhiều rễ thì cây càng nhanh hồi sức và phát triển tốt.
Chăm sóc khi cây con lớn cao tầm 15 – 20 cm thì đem trồng.
Cây Nha đam có thể trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu. Thời gian cây này cây con có thể hồi sức và phát triển nhanh nhất.
Tiến hành trồng cây con nha đam
Cho đất vào 2/3 chậu cây đã chuẩn bị. Sau đó, đặt cây con vào trung tâm của chậu cây. Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất, giữ cho cây thẳng đứng. Phủ đất sao cho vừa phải đủ để che kín phần rễ và vừa miệng chậu.
Nếu thời tiết khô hạn thì tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm vừa đủ. Trời mưa nhiều thì phải chú ý thoát nước, vì nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.
Để kích thích cây nha đam ra rễ mới sau khi trồng, hãy phủ một lớp bột kích thích ra rễ lên thân cây.
Cho đến khi cây ra rễ và khỏe mạnh, hãy để cây ở nơi thoáng mát có ánh sáng mặt trời nhưng không chiếu trực tiếp.
Chăm sóc cây nha đam
Tưới nước nha đam
Tưới nước là công đoạn khó nhất để giữ cho nha đam khỏe mạnh. Nha đam là một loại cây mọng nước quen với môi trường khô hạn, nhưng dù sao nó vẫn cần đủ nước.
Nếu đất quá ẩm ướt, rễ cây có thể bị thối. Nên tưới nước sâu cho cây, nhưng trước khi tưới lại bạn nên để đất khô ở một mức độ nào đó
Vào mùa khô, 3 – 5 ngày các bạn phải tưới nước 1 lần và thậm chí tưới ít hơn vào mùa thu và mùa đông. Như vậy giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng và sản lượng cao hơn.
Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Trời mưa nhiều thì phải chú ý thoát nước cho cây.
Bón phân
Có thể bón lót bằng phân chuồng. Bên cạnh đó có thể bón thúc cho cây bằng phân NPK. Khi bón phân nên kết hợp với xới xáo đất. Phải tưới nước sau khi bón phân bón, hoặc bón trước khi trời mưa.
Sâu bệnh hại
Biểu bì lá của nha đam là một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng rất khó có thể gây hại. Các bệnh thường gặp như: Thối rễ, thối mềm, bệnh thối thân do nấm, thối lá. Tránh tưới nước quá nhiều để giữ cho những tình trạng này không phát triển hoặc trở nên tồi tệ hơn.
Thu lá nha đam
Sau một năm thì bắt đầu thu hoạch cắt lá. Dùng dao lưỡi mỏng bén cắt nhẹ phần tiếp giáp giữa lá và gốc, tránh cắt phạm vào phần thân cây.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng cây nha đam từ cây con và cách chăm sóc mà datsachhuco.com muốn mang đến cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo