Mướp đắng (khổ qua) là món ăn ngon và là vị thuốc quý rất tốt cho sức khỏe con người. Bạn hoàn toàn có thể tự trồng mướp đắng ngay tại nhà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình của mình. Vậy hãy để datsachhuuco.com hướng dẫn cho bạn cách trồng mướp đắng đơn giản tại nhà nhé.
Đặc điểm và công dụng mướp đắng
Đặc điểm mướp đắng
Thân: cây thân leo, nhỏ và chiều dài có thể lên tới 20m và phát triển nhiều cành nhánh từ thân.
Lá: Trên mặt lá có nhiều lông nhỏ, nhám, còn non có màu xanh đậm. Lá mướp đắng thường xẻ thành 5-7 thùy đều nhau, phần viền 2 bên có hình răng cưa và hình trứng. Lá cây mọc đơn, so le nhau và lá được mọc ra từ thân dây chính và các nhánh. Trên mỗi lá mọc ra có cuống dài 3-4cm.
Hoa: Hoa mọc ở nách lá, trên nách có hoa đực và hoa cái mọc cùng một gốc, nhưng sau thời gian hoa đực sẽ bị héo và rụng xuống còn hoa cái sẽ thụ phấn và đậu quả.
Mỗi hoa có cuống dài 3-5cm, hoa có màu vàng, 5 cánh, có nhụy chính giữa có màu vàng đậm.
Quả: Quả có hình thon dài, to, có vị đắng khi ăn, còn nhỏ có màu xanh đậm. Mặt ngoài của mướp đắng không nhẵn có những u nhỏ nổi lên màu xanh đậm.
Hạt: Khi quả chín có màu vàng có nhiều hạt những hạt này có hình dáng dẹt, những hạt mẩy tròn đều người ta còn sử dụng để làm hạt giống.
Nếu các bạn biết được đặc điểm của loài cây mà mình muốn trồng thì cách trồng mướp đắng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Công dụng mướp đắng
+ Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa). Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
+ Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
+ Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, mướp đắng chữa ho, bệnh thấp khớp và trị rôm sảy cho trẻ em.
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống trồng mướp đắng
Dụng cụ trồng mướp đắng
Cách trồng mướp đắng tại nhà bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu hoặc thùng xốp.
Lưu ý: đục thủng lỗ dưới đáy dụng cụ trồng để thoát nước cho cây không bị úng.
Đất trồng mướp đắng
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cây, bạn trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa hay phân bò đã ủ. Bên cạnh đó bạn có thể mua đất đã trộn sẵn, chọn nhà cung cấp đất uy tín.
Đất sạch hữu cơ Namix trồng chậu sử dụng chuyên trồng các loại rau dài ngày như mướp đắng. Với các thành phần hữu cơ mùn dừa, trấu nguyên cánh, vỏ cây và phân bón hữu cơ compost… được pha trộn và xử lý qua nhiều tháng.
Đất sạch hữu cơ Namix giúp cung cấp dinh dưỡng cho mướp đắng trong thời gian dài.
Đặc biệt việc sử dụng các loại hạt khoáng giúp đất tơi xốp, thoáng khí và tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho cây. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mướp đắng trong chậu hay khay.
Giống trồng mướp đắng
Cách trồng mướp đắng bằng hạt, có 2 loại giống là mướp đắng trái trắng và xanh. Bạn có thể tìm mua hạt giống ở cửa hàng bán vật tư nông nghiệp uy tín hoặc siêu thị.
Cách trồng mướp đắng
Ngâm ủ
Cách trồng mướp đắng phải xử lý hạt giống mướp đắng trước khi gieo trồng.
Ngâm hạt giống vào nước ấm ở nhiệt độ từ 50-55 độ C khoảng từ 5-6 giờ. Sau đó vớt ra rồi ủ vào khăn ẩm sau một đêm. Sau đó rửa sạch lớp nhầy bám trên hạt và tiếp tục ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo xuống đất.
Gieo hạt mướp đắng
Khi gieo, đặt hạt theo hướng cho đầu nhọn đã nứt nanh xuống dưới, phủ lên trên một lớp đất mỏng (khoảng cách của mỗi cây là 20cm). Sau đó tưới nước bằng vòi phun nhẹ. Khoảng 5-7 ngày hạt mướp đắng sẽ bắt đầu nảy mầm.
Xem thêm: https://namix.vn/cach-trong-kho-qua-trong-thung-xop/
Chăm sóc mướp đắng
Cách trồng mướp đắng và cách chăm sóc sẽ được hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Tưới nước
Mướp đắng khi mới trồng cần tưới nhẹ nhàng, tránh tưới mạnh làm gãy cây.
Ngày tưới 2 lần cho mướp đắng vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển.
Bón phân
Cách trồng mướp đắng sai trĩu quả và chất lượng quả tốt thì bón phân cho cây là rất cần thiết.
Sau khi cây con được khoảng 15 ngày tuổi, hòa phân hữu cơ với nước và tiến hành tưới cho cây. Cứ 20-25 ngày lại tiến hành tưới 1 lần.
Trường hợp cây chậm phát triển thì bạn có thể dùng thêm phân bón lá vi sinh xịt lên cây để kích thích. Lưu ý cần tham khảo hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng.
Làm giàn
Khi mướp đắng cao khoảng 20-30cm, có từ 5 đến 6 lá thật và đã bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì tiến hành làm giàn cho cây. Giàn có thể làm bằng lưới hoặc tre, chiều cao trung bình của giàn khoảng 2-2,5cm, chiều rộng là 3m.
Sâu bệnh hại
Cây mướp đắng nếu không được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ rất dễ bị sâu bệnh. Ví dụ như bệnh xoăn lá, rụt ngọn, phấn trắng, sâu ăn lá, các loại chích hút.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm sâu bệnh hại để có những biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
Thu hoạch
Sau khoảng 45-60 ngày là mướp đắng đã cho trái và ta có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 2 tháng.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng mướp đắng đơn giản tại nhà cũng như cách chăm sóc cho sai trĩu quả mà datsachhuuco.com muốn mang đến cho bạn. Chúc các bạn thành công.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ địa chỉ cung cấp đất sạch uy tín, chất lượng cao Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo