Cách trồng cây sương sâm đơn giản ngay tại nhà và cách chăm sóc

cách trồng cây sương sâm tại nhà

Cây sương sâm thường được chế biến một số món ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt và và bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh đó thân lá và cả rễ của cây có tác dụng chữa bệnh như giảm cân, nhuận tràng, giải độc,… Sau đây datsachhuuco.com xin chia sẻ cho các bạn cách trồng cây sương sâm ngay tại nhà nhé.

Tổng quan về cây sương sâm

Đặc điểm cây sương sâm

Dây sương sâm (danh pháp khoa học Tiliacora triandra) còn gọi là Sương sâm trơn, dây xanh leo, dây xanh ba nhị, xanh tam, sâm sâm.

Sương sâm là loài dây leo, thân có lông mịn hoặc không lông. Lá màu lục đậm, có phiến xoan, dài 6–11cm, rộng 2–4 cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống 5-20 mm.

Sương sâm là một loại thực vật có hoa. Cụm hoa ở nách lá hay ở thân già, có lông mịn; hoa đực màu vàng, cánh hoa 5-6, nhị 3; hoa cái có 6 cánh hoa, 8-9 lá noãn. Quả hạch đỏ, dài 7–10 mm, rộng 6–7 mm. Mùa hoa quả thường từ tháng 12 đến tháng 6.

Sương sâm có nguồn gốc ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam. Chúng thường mọc trong rừng, trên núi đá vôi, tới độ cao 300 m.

Tác dụng của cây sương sâm

cách trồng cây sương sâm công dụng

Lá sương sâm có tính mát, công năng nhuận tràng, hạ nhiệt độ cơ thể, có tính giải độc, lợi tiểu.

Trong rễ sương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, agnoflorin, protoquecitol, curin…Rễ sương sâm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường.

Trong dân gian người ta thường làm thạch lá sương sâm, dùng như thức uống giải khát trong những ngày nóng bức.

Ngoài ra sương sâm có tác dụng chữa bệnh như chống sốt, chống viêm, lợi tiểu, giảm nhiệt, nhuận trường.

Cách trồng cây sương sâm cũng đơn giản, tuy nhiên nếu trồng sai cách có thể sẽ khiến cây chết. Tiếp theo datsachhuuco.com sẽ hướng dẫn chi tiết hơn kỹ thuật trồng sương sâm nhé.

Cách trồng cây sương sâm tại nhà cần chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống cây sương sâm:

Dụng cụ trồng cây sương sâm

Cách trồng sương sâm tại nhà có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng sương sâm. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng cây sương sâm

Cây sương sâm là cây dễ trồng và phát triển tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên cũng như những loài cây khác, cây sương sâm sẽ cho năng suất cao nhất nếu được trồng ở đất nhiều mùn và giàu dinh dưỡng.

Bạn có thể tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên trộn với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để diệt các mầm bệnh có trong đất.

đất sạch hữu cơ Namix

Bên cạnh đó bạn có thể mua đất sạch trộn sẵn Namix. Đất sạch trồng cây rau và hoa trong thùng xốp Namix với thành phần hữu cơ mùn dừa, trấu nguyên cánh, vỏ cây, các hạt khoáng và phân bón hữu cơ compost… được xử lý khử trùng không còn mầm bệnh. Bên cạnh đó phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây của bạn trong thời gian dài.

Giống cây sương sâm

Hiện nay ở nước ta có hai loại giống phổ biến đó là lá trơn láng và loại lá hình quả tim có lông mịn.

cách trồng cây sương sâm giống

Hạt giống sương sâm bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống uy tín. Hoặc chiết cành giống từ những cây mẹ

Kỹ thuật trồng cây sương sâm

Cách trồng cây sương sâm bằng hạt

Hạt giống mua về ngâm theo tỉ lệ: 2 sôi + 3 lạnh trong một đêm.

Sau đó cho hạt đã ngâm ra một mảnh vải, làm ướt, gói lại và treo chỗ nào có nắng vừa. Sau 7-10 ngày thì hạt giống nảy mầm.

Gieo hạt trực tiếp xuống đất đã chuẩn bị, lấp lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Cách trồng cây sương sâm bằng cành

Chọn những cành hơi già, khỏe mạnh và có chiều dài khoảng 20cm rồi ghim lên đất đã chuẩn bị với độ nghiêng khoảng 45 độ.

Mỗi ngày tưới nước 2 lần nhằm tạo độ ẩm cho cây ra rễ. Bạn có thể phun kích rễ cho cây nhanh ra rễ.

Xem thêm: https://namix.vn/cach-trong-co-lua-mi-don-gian-tai-nha/

Cách chăm sóc cây sương sâm

Để cây cho sương sâm phát triển khỏe mạnh ngoài nắm được cách trồng cây sương sâm, thì các bạn phải biết cách chăm sóc cho cây sương sâm sau khi trồng.

cách trồng cây sương sâm chăm sóc

Tưới nước, bón phân và làm giàn cho cây sương sâm

Vào mùa khô ngày tưới nước 1 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Mùa mưa chú ý công tác thoát nước cho cây để tránh bị thối, úng.

Nên bón phân phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà… mỗi tháng một lần. Phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh và bền vững.

Khi bón phân kết hợp làm cỏ và vun xới cho cây. 

Khi cây ra ngọn nên làm giàn cho dây leo. Làm giàn từ cây tre, hay làm giàn như trồng đậu đũa, dưa leo dây. Chú ý: Quấn ngọn định hướng để giúp dây leo dễ hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Lá sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, sương sâm rất sợ úng, úng sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh.

Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn. Một biện pháp tối ưu đó là bạn có thể trộn đất trồng với các hạt đá khoáng trước khi trồng cây giúp đất tơi xốp, thoáng.

Những lá phía dưới hay bị cháy do trồng cây với mật độ dày, thì bạn có thể dùng Fe-EDTA tưới thì lá phát triển diệp lục sẽ xanh lại.

Thu hoạch cây sương sâm

cách trồng cây sương sâm thu hoạch

Từ lúc dây bắt đầu bỏ ngọn và bắt đầu leo được khoảng 3 – 4 tháng sau thì có thể thu hoạch được. Muốn sương sâm ngon nhất thì để lá càng xanh đậm càng tốt nhé. Bạn có thể cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá tùy theo mục đích sử dụng nhé.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết cách trồng cây sương sâm cũng như cách chăm sóc, các bạn có thể tự tay trồng được một giàn sương sâm cho gia đình của mình giải nhiệt trong mùa nóng nhé.

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ địa chỉ cung cấp đất sạch uy tín, chất lượng cao Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo