Cách trồng cây cà tím tại nhà và cách chăm sóc cà tím cho trĩu quả

cách trồng cây cà tím tại nhà

Cà tím ngoài dùng để chế biến thành món ăn ngon, thì còn được coi là thần dược chữa rất nhiều các loại bệnh khác nhau. Bạn rất thích dùng cà tím nhưng lo sợ cà mua ngoài chợ không an toàn! Bạn quyết định trồng cà tím ngay tại nhà nhưng chưa biết bắt đầu thế nào! Hãy để datsachhuuco.com hướng dẫn bạn cách trồng cây cà tím nhé!

Tổng quan về cây cà tím

Đặc điểm cây cà tím

Cà tím hay cà dái dê (Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ cà (Solanaceae), cùng họ với cà chua, khoai tây và hồ tiêu.

Cà tím là cây một năm, cao tới 40 – 150 cm, thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10–20 cm và rộng 5–10 cm.

Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng.

Quả cà tím là loại quả mọng nhiều cùi thịt. Chiều dài quả từ 15 – 23 cm, đường kính từ 4 – 5 cm hoặc có thể lớn hơn. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm.

Tìm hiểu đặc điểm cây cà tím giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này và từ đó tìm ra cách trồng cây cà tím đạt năng suất và chất lượng nhất.

Công dụng cây cà tím mang lại

cách trồng cây cà tím công dụng

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Cà tím có chứa kali, vitamin C và vitamin B6 là những chất chống oxy hóa.
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư: Cà tím có nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin nasunin giúp ngăn ngừa ung thư.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Cà tím có nhiều chất xơ không hòa tan làm chậm tốc độ tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu đường của cơ thể
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân: Cà tím với lượng calorie thấp, chất xơ dồi dào phù hợp với mọi chế độ ăn giảm cân.
  • Tăng cường chức năng trí não: chứa anthocyanin giúp cải thiện chức năng nhận thức và tăng cường trí nhớ.
  • Xuất hiện trong những món ăn đặc sắc từ cà tím như cà tím nướng mỡ hành, cà tím xào thịt, còn được dùng như một loại rau sống ăn kèm,…
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà tím cũng ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng có trong quả. Sau đây là cách trồng cây cà tím để mang lại chất lượng cao cho quả.

Cách trồng cây cà tím tại nhà cần chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng:

Dụng cụ trồng cây cà tím

Cách trồng cà tím tại nhà có thể chọn thau, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà tím.

Nên chọn dụng cụ trồng phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm. Và bạn nhớ đục một lỗ nhỏ dưới đáy chậu để cây có thể thoát được nước tốt.

Đất trồng cây cà tím

Cà tím thích hợp trồng trên tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH khoảng 6. Bạn có thể tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

đất sạch hữu cơ Namix

Bạn có thể mua đất trộn sẵn vừa tiết kiệm thời gian vừa chọn được đất tốt. Đất sạch hữu cơ trồng cây Namix với thành phần như trấu nguyên cánh, mùn dừa,vỏ cây và các hạt khoáng dễ thoát nước. Bên cạnh đó nó trộn sẵn với phân bón hữu cơ compost cung cấp dinh dưỡng cho cây của bạn trong thời gian dài.

Giống cây cà tím

Bạn có thể mua hạt giống tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín để tỷ lệ nảy mầm cao.

Cách trồng cây cà tím tại nhà

cách trồng cây cà tím đạt năng suất

Ngâm hạt

Hạt giống cà tím có vỏ hạt khá dày, nên ngâm hạt trong nước lạnh khoảng 24 – 30 giờ. Sau đó vớt ra ngâm 1 tiếng ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C. Làm như vậy, vỏ hạt giống sẽ mềm hơn kích thích nảy mầm và diệt trừ những mầm bệnh.

Sau đó ủ hạt giống trong vải ẩm cho đến khi hạt nảy mầm rồi mới đem đi gieo.

Gieo hạt

Đem hạt đã ủ gieo từ 2 – 3 hạt vào mỗi ô ở khay ươm giống hoặc bầu đất. Sau khi gieo xong phủ một lớp đất mỏng có độ dày từ 0,5 – 1 cm và tưới nước bằng vòi phun nhẹ

Kỹ thuật trồng cà tím

Kỹ thuật trồng cà tím khá đơn giản, khi cây con trồng trong bầu cao khoảng 6-8cm và có từ 5 đến 6 lá thật, thì chọn ra những cây khỏe mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp.

Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.

Cách trồng cây cà tím cũng không quá khó phải không các bạn. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu tiếp cách chăm sóc cây cà tím sau khi trồng nhé.

Xem thêm: https://namix.vn/cach-trong-ca-chua-sach-trong-thung-xop-tai-nha/

Cách chăm sóc cây cà tím

Cách trồng cây cà tím sai trĩu quả không thể thiếu các công đoạn chăm sóc như tưới nước, bón phân, tỉa cành và theo dõi sâu bệnh hại sau khi trồng.

Tưới nước

Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Tưới đủ nước cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt.

Lưu ý trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.

Bón phân

Để cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh, chất lượng quả đạt cao và hàm lượng dinh dưỡng đạt cao nhất thì sau khi cấy cây con được 1 tuần bạn nên bón phân cho cây.

Bạn có thể tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.

Tỉa cành cho cây cà tím

Tỉa bỏ những nhánh gốc, lá già, cành sâu bệnh để dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng ít sâu bệnh.

Bên cạnh đó bạn có thể cắm cọc cho cây cà tím giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc, thu hoạch.

Sâu bệnh hại cây cà tím

Thường xuyên theo dõi cây cà tím để phát hiện sâu hại kịp thời và xử lý bằng phương pháp thủ công bắt bỏ.

Bệnh nấm làm cho khô héo lá từ ngọn. Nên nhổ cây bệnh đem bỏ xa khu vực trồng và rắc vôi nơi vừa nhổ. Chọn giống kháng bệnh nấm và xử lý hạt giống bằng nước ấm.

Thu hoạch quả cà tím

cách trồng cây cà tím thu hoạch

Sau 60-70 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.

Vậy là datsachhuuco.com đã hướng dẫn xong cách trồng cây cà tím tại nhà cũng như cách chăm sóc chúng. Vậy các bạn còn đợi chờ gì nữa hay bắt tay trồng cây cà tím với những dụng cụ có sẵn trong nhà ngay nào. Chúc các bạn thành công nhé.

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ địa chỉ cung cấp đất sạch uy tín, chất lượng cao Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo