Hoa hồng là loài hoa yêu thích của nhiều người. Đa dạng về chủng loại, rực rỡ về màu sắc, quyến rũ với mùi hương lúc nồng nàng, lúc lại thoang thoảng dễ chịu. Loài hoa làm say đắm trái tim biết bao nhiêu người. Thật khó để cưỡng lại sự mê hoặc của hoa hồng. Trong kì trước, Namix đã gửi đến các bạn cách chăm sóc hoa hồng sau tàn. Và trong kì này, Namix xin gửi đến các bạn cách phòng trừ sâu bệnh hoa hồng giúp cho bạn luôn có những chậu hoa hồng đẹp.
Xem thêm:
Cách chăm sóc hoa hồng sau khi tàn
Cách trồng và chăm sóc hoa tình yêu (tử la lan)
Hoa hồng sau khi mua về bạn nên cắt tỉa lá vàng, cành bị dập, các hoa tàn sau đó thay chậu cho cây nhé. Đất trồng hoa hồng phải đảm bảo độ tơi xốp, không bị úng nước trong quá trình chăm sóc. Độ pH tối ưu cho hoa hồng phát triển là 5,9 – 7,0. Sử dụng đất sạch Namix để trồng hoa hồng, bạn không cần lo các vấn đề đặc tính đất. Namix sẽ giúp bạn. Đất Namix có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho một đợt hoa, khoảng hơn 30 ngày. Một số loại phân bón dùng để bón bố sung cho hoa như: phân chậm tan, NPK, phân hữu cơ (phân cá). Một mẹo nhỏ nữa là sau khi, cắt tỉa cành bạn có thể phun Atonik để cho cây ra chồi mập khỏe và sớm cho hoa.
Phòng trừ sâu bệnh hoa hồng:
Nhện đỏ
Nhện đỏ gây hại trên nhiều loại cây khác nhau: ớt, bông vải, cải, hoa kiểng v.v…Biểu hiện của cây bị nhện đỏ gây hại là lá vàng khô, lật mặt dưới lá lên có lớp bụi màu trắng và có những đốm đỏ li ti di chuyển rất nhanh. Đó chính là nhện đỏ.
Nhện đỏ sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá cây. Chúng ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây làm cho lá cây mất màu xanh và có màu vàng. Mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kĩ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Mặt trên lá có màu vàng li ti hoặc loang lổ khi mật số nhện đỏ cao. Bạn cần lưu ý tránh nhầm lẫn với lá cây bị vàng do thiếu dinh dưỡng.
Nhện đỏ rất sợ nước. Khi hoa hồng bị nhện đỏ gây hại, bạn nên dùng vòi phun áp lực mạnh để rửa lá. Đặc biệt là mặt dưới lá. Nhện phát triển trong điều kiện hanh khô trong mùa nắng, mật độ cây trồng dày, cành rậm rạp và tỉ lệ phân đạm cao. Cho nên bạn cần lưu ý những điều sau để phòng trừ nhện đỏ:
- Bón phân cân đối giữa các nguyên tố N, P, K.
- Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô
- Thường xuyên cắt tỉa cành, lá cho cây thông thoáng, mật độ cây thích hợp
- Dùng vòi phun áp lực mạnh để tưới rửa cả hai mặt lá.
- Dùng thuốc hóa học có chứa hoạt chất Abamectin, Chlorantraniliprole..
Bọ trĩ
Bọ trĩ là một loại côn trùng vô cùng nguy hiểm cho hoa hồng nhà bạn. Biểu hiện của hoa hồng khi bị bọ trĩ là các lá gần ngọn, chồi non mới ra bị xoăn, nụ hoa bầm đen. Bọ trĩ rất khó để thấy vì chúng rất nhỏ. Bạn có thể thấy chúng vào buổi sớm hoặc chiều tối. Dùng tay đập nhẹ ngọn cây, hoa vào bàn tay sẽ thấy chúng rớt ra.
Bọ trĩ có cơ thể màu vàng nhạt, trên hoa hồng chúng gây hại chủ yếu ở lá non, chồi và nụ hoa. Trên lá, chúng tập trung tấn công đường gân chính làm cho lá bị xoăn, mặt dưới có những vết sẹo ngoằn ngoèo màu nâu sẫm. Khi mật số quá cao, sẽ làm cho cây còi cọc, lá vàng rụng, nụ đen khô không nở được.
Đối với bọ trĩ tốt nhất bạn nên phun định kì 5 ngày / lần để phòng trị. Có thể sử dụng các loại thuốc sinh học như Radiant (pha kèm với xà phòng để tăng độ bám dính). Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Trebon 10EC, Confidor 100SL, Set – up LK…
Châu chấu, cào cào
Các bạn khồng thể ngờ đến châu chấu, cào cào cũng gây hại cho hoa hồng phải không nào? Thông thường, mức độ gây hại của chúng không nặng lắm so với nhện đỏ, bọ trĩ. Nhưng bạn cần phải lưu ý chúng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, với mật số cao thì có thể dọn sạch cả vườn hồng của bạn. Châu chấu, cào cào là loài ăn tạp. Chúng ăn cả lá non, lá già làm cho lá cây khuyết từng mảng. Cây trơ trụi.
Để phòng trừ hiệu quả châu chấu, cào cào, bạn nên tiến hành vào đầu mùa mưa khi chúng chưa trưởng thành. Bạn dùng chế phẩm nấm sinh học Metarhizum để phòng, mật số cao bạn dùng thuốc vị độc, tiếp xúc để trị: Sherpa 25EC, Fastac 5EC. Ngoài ra, bạn có thể bẫy ánh sáng vào ban đêm để bắt chúng.
Đốm đen, rỉ sắt, thán thư trên hoa hồng
Đốm đen, rỉ sắt, thán thư là các bệnh do nấm gây ra trên hoa hồng. Chúng thường xuất hiện trên lá. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh là thời tiết ấm áp, đi kèm độ ẩm không khí cao. Nhất là vào mùa mưa.
Để phòng trị các bệnh do nấm gây ra bạn nên kết hợp nhiều biện pháp: Cắt tỉa lá, cành bị bệnh để cây thông thoáng + phun thuốc phòng trừ. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau: thuốc gốc đồng, Carbendazim, Anvil, Ridomin Gold, Antracol.
Mẹo chăm sóc cho hoa hồng ít bệnh, siêng hoa
Khi thay chậu cho hoa hồng, bạn nên cho thêm chế phẩm Trichoderma để phòng trừ bệnh thối rễ.
Lưu ý, khi cắt tỉa cành cho hoa hồng, bạn nên dùng kéo bấm cành, dao sắc để tránh làm dập cành. Sát trùng vết cắt bằng dung dịch Đồng sunfat.
Bạn có thể pha 2 lít nước với 2 thìa rượu trắng, 2 thìa nước rửa chén để phun xịt mặt dưới của lá hoa hồng. Dung dịch này để trừ nhện đỏ.
Sau khi cắt tỉa cành bạn dùng Atonik phun lên cành lá để cây đâm chồi mập, khỏe và mau cho hoa.
Phòng trừ sâu bệnh hoa hồng không khó đúng không nào. Hi vọng với cách hướng dẫn trên đây, sẽ giúp bạn có một vườn hoa hồng đẹp. Đất sạch Namix là sản phẩm chất lượng cho rau và hoa. Bạn muốn có những vườn hoa đẹp, hãy đến với chúng tôi:
Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao NAMIX
Địa chỉ: Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Thủ Đức, Tp.HCM
Website: namix.vn | Email: [email protected]
Điện Thoại: 0287 1023489 | Hotline: 0904 003 679