Tác Dụng Của Đạm Lân Kali Đối Với Cây Trồng

đạm lân kali

Như chúng ta đã biết muốn cho cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao thì phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng. Trong đó Đạm lân kali là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất đối với mọi cây trồng. Bón phân cho cây đúng, đủ và cân đối là điều kiện cần thiết khi thâm canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị canh tác…

TÁC DỤNG CỦA PHÂN ĐẠM (N)

đạm lân kali

Là chất cần thiết để giúp cây sinh trưởng, phát triển các mô sống, tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axít nucleic và protein, các loại men, các chất điều hòa sinh trưởng.

Bón đủ đạm cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều chồi, lá và cành, hoa quả nhiều và lớn, tích lũy được nhiều chất nên cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Phân đạm: Có 3 loại được sử dụng thường xuyên cho cây đó là Phân urê, Phân sunphat, Phân photphat.

Khi thiếu đạm: cành lá sinh trưởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít chồi, lá non nhỏ, lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít pháp triển. Khi thiếu đạm trầm trọng năng suất thấp thu hoạch và hàm lượng protein thấp. Vàng từ lá già lên.

Khi thừa đạm: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán to, mềm yếu, dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh.

TÁC DỤNG CỦA PHÂN LÂN(P)

đạm lân kali

Lân là thành phần chủ yếu của các chất ADP và ATP là những chất dự trữ năng lượng cho các quá trình sinh hóa trong cây, đặc biệt là cho quá trình quang hợp, sự tạo thành phần chất béo và protein.

Phân lân (có 2 dạng): Supe lân và Lân nung chảy.

Lân có vai trò cung cấp trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein. Lân kích thích rễ và ra hoa, giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận như rét, hạn, sâu bệnh.

Khi thiếu lân: Cây còi cọc, thân yếu, lá mỏng, trưởng thành có màu xanh sẫm đến tím đỏ, rễ kém phát triển, khó ra hoa, ít trái, chín chậm, năng suất, chất lượng thấp, trái thường có vỏ dày, xốp.

Khi thừa lân: khó phát hiện hiện tượng thừa lân. Thừa lân thường kèm theo hiện tượng thiếu kẽm và đồng.

TÁC DỤNG CỦA PHÂN KALI(K)

đạm lân kali

Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit của cây. Kali làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chình sự khuyếch tán CO2 của quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện thời tiết ít nắng.

Phân kali (có 2 dạng): Kaliclorua và Kalisunphat.

Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm, tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh.

Thiếu kali: chóp lá già chuyển màu vàng nâu, sau đó lan dần vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng. Cây phát triển chậm và còi cọc thân yếu dễ bị đổ ngã.

Thừa kali: khó nhận biết, tuy nhiên khi bón nhiều kali trái cam bị sần sùi.

đạm lân kali

 

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và năng suất cao cần sử dung đúng và đủ từng loại phân đạm lân kali thích hợp cho từng cây trồng điều đó các bạn cần phải có kiến thức để sử dụng phân đúng cách, đủ liều lượng. Tham khảo website hoacucxanh.com để đọc những kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu trên cả nước chia sẻ.

Hi vọng bài viết trên đã có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo