Cách trồng cây đinh lăng, đơn giản, hiệu quả

Đất sạch Namix trồng cây dược liệu

Làm vườn không chỉ là trồng rau và hoa, bạn nghĩ sao khi có thêm một vài loại cây thuốc Nam trong vườn? Hôm nay, Namix xin chia sẻ đến các bạn cách trồng cây đinh lăng trên đất vườn.

Xem thêm:

Cách trồng hoa tử la lan (hoa tình yêu)

Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo trồng chậu

Cách chăm sóc hoa hồng sau khi hoa tàn

Trồng cây đinh lăng với đất sạch Namix

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng còn có tên gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Cây được trồng để làm cảnh trong nhà và làm thuốc trong Y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để làm thuốc. Phần lá được sử dụng như lá chè xanh (pha nước uống). Phần thân, củ được dùng để ngâm rượu , điều chế thuốc. Một số công dụng của đinh lăng như: tăng thể lực, chống stress, kích thích hoạt động của não bộ, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

Cách trồng cây đinh lăng

1. Cây đinh lăng thích hợp với loại đất nào

Đinh lăng là cây ưa ẩm, chịu bóng, không chịu được nơi khô hạn và ngập úng. Chính vì thế bạn cần chọn nơi đất tơi xốp và giữ nước tốt.

Cây đinh lăng trồng trong bầu. Đất sạch Namix trồng cây dược liệu

Có 2 cách trồng cây đinh lăng: giâm hom vào bầu ươm hoặc cắm hom trực tiếp vào đất. Cả hai cách này cây đều sống tốt. Tuy nhiên, bạn nên ươm cây vào bầu rồi mới đem ra trồng để đảm bảo tỉ lệ sống và mật độ cây.

Cách thứ 2, bạn chọn trồng hom trực tiếp ngoài đất. Đất trồng cây nên được cải tạo trước nhằm đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm và không có nguồn bệnh. Nếu đất vườn của bạn là đất lâu ngày không trồng cây, bạn nên xử lí với vôi, bổ sung thêm phân hữu cơ trước 2 tuần. Ngoài ra, bạn có thể trộn chung với đất sạch trồng chậu Namix để cải thiện độ xốp và dinh dưỡng cho đất.

2. Cách chọn hom giống

Có nhiều giống đinh lăng: đinh lăng nếp (đinh lăng lá nhỏ), đinh lăng tẻ (đinh lăng lá to), đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá kim, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá bạc…Trong đó, giống đinh lăng nếp (đinh lăng lá nhỏ) là có giá trị nhất.

Trồng cây đinh lăng với đất sạch Namix

Chọn cây làm hom giống không quá già hoặc quá non. Bạn chặt cành (chặt vát góc 45 độ) ra thành nhiều đoạn có độ dài 25 – 30 cm. 

Trồng cây dược liệu với đất sạch Namix

3. Trồng cây

Bạn xới đất làm cho đất tơi xốp. Rạch hàng có độ sâu 15 – 20 cm, sau đó cắm thẳng đứng hom giống xuống và lấp đất lại. Cây cách cây 50 cm, bạn có thể trồng dày sau đó tỉa thưa cho cây phát triển.

Đất sạch Namix trồng cây dược liệu

Sau khi trồng bạn tưới nước giữ ẩm cho cây, không nên tưới quá nhiều nước vì đinh lăng không chịu được úng.

Khoảng hơn 1 tháng, cây bắt đầu châm chồi và phát triển. Bạn cần làm cỏ, tưới nước hàng ngày cho cây.

Sau 6 tháng thì tiến hành bón thúc, cung cấp thêm dinh dưỡng. Trong năm đầu tiên, chủ yếu bạn bón thúc bằng phân Urea, chia làm 3 – 4 lần / năm. Đến cuối năm thứ 2, tiến hành cắt tỉa cành sau đó bón thúc lần cuối cho cây đâm chồi mới. Từ năm thứ 3 trở đi bạn bón bổ sung phân hữu cơ và NPK.

Cắt tỉa cành, tạo tán: từ tháng 6 – 9 sau khi trồng cây sẽ đạt chiều cao từ 0,5 – 1 mét. Tiến hành cắt ngang gốc cách mặt đất 20 cm, nuôi 3 – 4 chồi mập mạnh. Đến cuối năm thứ 2 tiến hành hãm ngọn lần 2, tiến hành như lần đầu tiên. Các đoạn thân cành dư có thể dùng làm hom giống.

Cây đinh lăng cho thu hoạch khoảng 3 năm sau khi trồng. Tuy nhiên, củ đinh lăng chất lượng và có giá trị nhất là từ năm thứ 5 trở đi.

Trồng cây đinh lăng với đất sạch Namix

Trên đây là cách trồng cây đinh lăng đơn giản tại nhà. Giờ đây bạn có thể làm phong phú thêm khu vườn nhà mình bằng các loại cây thuốc phải không nào? Hãy đón xem các bài viết sau của Namix nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *