Măng tây là một loại cây dạng bụi thân thảo lâu năm. Bộ phận của cây cho thu hoạch là măng. Măng tây có nhiều nước, vitamin và khoáng chất. Ngoài công dụng làm thực phẩm, măng tây còn được chế biến thành các loại thực phẩm chức năng như trà măng tây giúp giảm stress, điều hòa huyết háp, giải độc rượu bia… Với một loại cây nhiều công dụng như thế này thì làm sao có thể bỏ qua được phải không nào? Hôm nay, Namix sẽ hướng dẫn các bạn kĩ thuật trồng măng tây trong chậu ngay tại nhà nhé!
Xem thêm:
Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng làm thuốc
Trồng dưa pepino thủy canh với đá Perlite trân châu
Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo
Cách trồng măng tây
Chuẩn bị đất và vật liệu trồng
Cây măng tơi thích hợp với đất phù sa, đất đỏ, đất thịt nhẹ có pha cát. Đối với măng tây trồng chậu, đất phải có độ tơi xốp cao, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH đất từ 6,6 – 7,0 rất thích hợp cho cây phát triển.
Bạn trộn đất vườn với xơ dừa đã xử lí hoặc trấu sống cùng với phân hữu cơ để làm giá thể trồng cây. Ngoài ra, các sản phẩm đất trồng đã được trộn sẵn và bổ sung dinh dưỡng là một sự lựa chọn tối ưu cho những bạn không có thời gian.
Giới thiệu với các bạn sản phẩm đất sạch trồng chậu Namix dành cho rau và hoa. Sản phẩm có thành phần chính là mùn hữu cơ đã được ủ và xử lí sinh học sạch mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Trong thành phần còn có các hạt Perlite trân châu góp phần làm tơi xốp đất, hỗ trợ giữ nước và chất dinh dưỡng cho cây.
Cây măng tây phát triển trên tầng đất canh tác dày từ 30 – 40 cm. Cho nên khi trồng măng tây trong chậu, bạn phải chọn chậu to có chiều cao tối thiểu 30 cm.
Bạn có thể trồng măng tây bằng cách gieo hạt trực tiếp vào chậu hoặc mua cây con giống. Cách xử lí hạt giống mất nhiều thời gian nên tốt nhất là bạn nên mua cây con giống về trồng.
Cách xử lí hạt giống
Hạt giống mua về bạn đem phơi nắng trong 2 giờ đồng hồ để đạt độ háo nước nhiều nhất và cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất. Tiếp theo, bạn cho hạt giống vào rây có mắc lưới nhỏ (khoảng 0,5mm) chà rửa sạch dưới vòi nước.
Ngâm hạt giống đã rửa sạch vào nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) cho đến khi hạt nở to hơn mức bình thường (khoảng 1- 2 ngày). Trong quá trình ngâm hạt giống, cứ nửa ngày bạn phải vớt hạt ra rửa sạch và thay nước mới. Đồng thời phải vớt bỏ các hạt lép, hạt hư. Khi bạn thấy hạt nở to, vỏ hạt mềm đôi khi còn nứt mép trắng thì dừng công đoạn ngâm hạt giống lại.
Sau khi vớt hạt giống đã ngâm ra bạn rửa sạch và ngâm tiếp trong dung dịch Atonik loãng (liều lượng pha như khuyến cáo trên bao bì) để kích thích hạt giống nảy mầm.
Tiếp theo là công đoạn ủ hạt. Bạn vớt hạt ra cho vào khăn ẩm và gói lại để ủ hạt. Cho khăn ẩm vào trong hộp nhựa đặt ở nơi tối để cho hạt nảy mầm. Thời gian ủ hạt giống kéo dài 3 – 4 ngày hoặc lâu hơn. Bạn kiểm tra lấy những hạt giống đã nảy mầm đem gieo trước. Bạn có thể gieo trực tiếp vào trong chậu hoặc ươm bầu rồi trồng vào chậu sau.
Trồng cây
Nếu bạn gieo hạt vào bầu ươm thì sau gieo khoảng 3 – 3, 5 tháng, cây cao từ 25 – 30 cm, có 1 – 2 nhánh khỏe mạnh, không sâu bệnh thi đem ra trồng.
Đối với hạt giống gieo trực tiếp vào chậu thì bạn cần gieo hạt giống sâu 1,5 – 2 cm , tưới nước giữ ẩm để hạt nảy mầm. Sau 30 ngày, bạn bón tiến hành bón thúc cho cây phát triển.
Chăm sóc cây măng trồng chậu
Bón phân
Sau khi trồng cây con vào chậu, cứ định kì 15 ngày bạn tiến hành bón phân và xới đất tạo độ thông thoáng cho cây phát triển. Môi trường trồn chậu đất tương đối ít. Măng tây là cây lâu năm, thời gian sinh trưởng kéo dài cho nên bạn cần thêm đất, thay chậu khi cây quá lớn và lượng đất trọng chậu giảm.
Tưới nước
Cây măng tây cũng cần tướng đối nhiều nước phát triển. Khi trồng trong chậu bạn lưu ý, không nên để chậu quá khô. Thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và khả năng cho măng của cây. Trong giai đoạn cây cho thu hoach, bạn nên tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng sau khi thu hoạch xong.
Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm, bạn không nên tưới nước sau 5 giờ chiều vì như vậy rất dễ làm cong vẹo đầu măng. Đồng thời cũng làm ảnh hưởng hoặc ức chế sự sinh trưởng của măng vào ban đêm.
Kĩ thuật cắt tỉa cành
Sau mỗi đợt cây ra cành nhánh mới thì tiến hành cắt tỉa các cành mẹ cũ. Giữ một gốc 4 – 6 nhánh có đường kính mỗi 5 – 6mm ở giai đoạn đầu và 7 – 8 mm ở giai đoạn sau 4 tháng.
Công việc này được lặp đi lặp lại cho đến khi cây có khả năng trổ măng tơ (khoảng sau 4,5 tháng).
Bạn tỉa bỏ để các cây mẹ còn lại có kích thước trung bình tương đối đồng đều và đối xứng nhau là tốt nhất. Không cắt bỏ sát gốc cây nhánh – cây mẹ cũ, mà chừa lại một đoạn cách mặt đất 30 – 40 cm. Khi các gốc này khô ta nhẹ nhàng tách bỏ chúng đi.
Sau khi trồng từ 4, 5 – 5, 5 tháng, bạn quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân từ 9 – 12 mm, lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2 – 3 cây mẹ khỏe mạnh. Bạn tiến hành cắt hạ ngọn ở độ cao 1,2 m. Tỉa bỏ các cành, nhánh ở độ cao 40 – 45 cm để tránh sâu bệnh phát triển.
Sau khi cắt ngọn 5 – 10 ngày thì cây sẽ bắt đầu trổ măng tơ.
Thu hoạch măng tây
Thu hoạch măng vào buổi sáng. Không nên thu hoạch măng tây quá 25 – 30 ngày để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt. Sau khi thu hoạch xong, bạn tiếp tục chăm sóc, bón phân để cây cho các lứa măng tiếp theo.
Cách trồng măng tây trong chậu tương đôi dễ chăm sóc. Hy vọng với cách trồng măng tây mà Namix chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn thực hiện tốt ngay tại nhà mình. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật, hãy liên hệ ngay với Namix nhé:
Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao NAMIX
Địa chỉ: Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Thủ Đức, Tp.HCM
Website: namix.vn | Email: [email protected]
Điện Thoại: 0287 1023489 | Hotline: 0904 003 679