Cây bạc hà có hương thơm đặc trưng và dễ chịu vì vậy chúng rất được ưa chuộng. Chúng xuất hiện nhiều trong các món nước lạnh hay món ăn ngọt và mặn. Ngoài ra loại cây này rất tốt cho sức khỏe, làm đẹp, trị cảm,… Trong bài này, mình xin chia sẻ cách trồng cây bạc hà và cách chăm sóc.
Đặc điểm cây bạc hà
Tên khoa học là Mentha arvensis, thuộc họ hoa môi lamiaceae. Cây thân thảo, sống khá lâu năm. Cây cao khoảng 30 – 80cm tùy từng loại. Thân bạc hà mềm, bò lan, màu xanh hoặc màu tím nhạt với nhiều lông ngắn.
Lá cây màu xanh hình bầu dục, có cuống ngắn, mọc đối xứng nhau, mép lá có răng cưa. Cây bạc hà có hoa, hoa màu hồng nhạt, trắng hoặc tím.
Có khoảng hơn 16 loại bạc hà khác nhau, phân biệt dựa theo hình dáng lá và nồng độ tinh dầu. Phổ biến nhất là cây bạc hà Âu và cây bạc hà Á.
Cây bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu từ 1 – 3% menthol, limonen, ximen, methyl acetate,… tập trung ở thân và lá.
Cây có nhiều ứng dụng cho con người nên được trồng tại khá nhiều nơi. Cây thường mọc hoang dại ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Sapa, Sìn Hồ – Lai Châu,…
Công dụng của cây bạc hà
Giảm cân, làm đẹp: Lá bạc hà có tác dụng hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất.
Tăng cường hệ thống miễn dịch, trị ho, cảm mạo, nhức đầu. Nó chứa nhiều các hoạt chất như canxi, vitamin B và kali, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Làm sạch đường hô hấp, trị viêm xoang, hen suyễn vì chứa nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid.
Trị buồn nôn
Khử mùi hôi trong nhà, xua đuổi côn trùng. Trồng bạc hà trong nhà hoặc xông tinh dầu bạc hà pha loãng với nước giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả.
Chữa dị ứng, vết cắn côn trùng
Giảm hôi miệng
Chữa trầm cảm, làm giảm stress. Một số hoạt chất có trong lá bạc hà giúp tâm trạng của bạn ổn định. Bên cạnh đó nó còn kích thích giác quan.
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống cây bạc hà
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng ngay như bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà. Hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây bạc hà. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Bạc hà có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để cây trồng chậu phát triển tốt bạn nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất vườn với 20% xơ dừa hoặc vỏ trấu và 20% phân hữu cơ để làm đất trồng.
Ngoài ra, để đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn, bạn nên chọn các loại đất đã được trộn sẵn và bổ sung dinh dưỡng, chuyên dùng cho cây trồng chậu.
Đất sạch Namix chuyên dùng cho rau và hoa trồng chậu. Đất đã được bổ dung dinh dưỡng cho cây trồng. Đối với các loại rau, sau 1 tháng trồng bạn mới cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, trong thành phần sản phẩm còn bổ sung thêm đá Trân châu. Đá Trân châu có tác cải thiện độ tơi xốp cho đất trồng chậu, hỗ trợ giữ nước và dinh dưỡng cho cây trồng.
Giống
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều giống bạc hà khác nhau như bạc hà Âu và bạc hà Á, bạc hà chanh,… Bạn có thể lựa chọn giống mà mình thích và tùy điều kiện.
Cây bạc hà thường được trồng bằng cành hay thân. Cành và thân được cắt từng đoạn dài khoảng 10-15 cm, và phải có từ 3-4 mắt trên một cành.
Cách trồng cây bạc hà
Sau khi bộ rễ của cây đã hình thành, đặt nghiêng đoạn hom vào các dụng cụ trồng đã chuẩn bị sẵn đất. Lấp đất kín 2/3 so với hom, sau đó ấn nhẹ để hom được tiếp xúc với độ ẩm của đất để thuận lợi cho việc nảy mầm.
Sau khi trồng, tưới nước hàng ngày cho cây. Sau 5-7 ngày đoạn thân mọc thành cây nhô lên khỏi mặt đất.
Cách chăm sóc cây bạc hà
Tiến hành bón lót cho cây bạc hà sau 15 -20 ngày trồng bằng phân hữu cơ, phân dê, bò,… Cứ khoảng 20 – 30 ngày thì bón 1 lần cho cây.
Tưới nước đầy đủ cho cây, vì nếu thiếu nước lá sẽ rụng. Mùa mưa lưu ý thoát nước tốt cho cây,…
Bên cạnh đó thường xuyên nhổ cỏ sạch sẽ, cắt bỏ thu gom các lá gốc già úa.
Xới phá váng đất cho cây ở giai đoạn cây chưa bò lan. Khi cây bò rộng ra và thân rễ đã phát triển nhiều thì nhổ cỏ bằng tay và xáo xới ở chỗ đất hở.
Mùi bạc hà đặc trưng có khả năng xua đuổi gián, kiến, nhện,…Tuy nhiên cũng nhiễm một số loài sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng.
Côn trùng
Rệp chích hút nhựa cây và gián tiếp gây bệnh nấm cho cây. Có thể dùng vòi nước xịt mạnh làm giảm nhanh quần thể rệp. Nhện gây hại làm cho cây còi cọc và dị dạng
Bệnh hại
Bệnh thán thư: Do một loại nấm gây ra, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Lá xuất hiện nhiều đốm nhỏ và lan to dần cho đến khi lá rụng.
Khi cây bị bệnh loại bỏ nhánh bị nhiễm, trường hợp bệnh nặng loại bỏ nguyên cây. Như vậy tránh lây lan sang cây khác.
Dọn sạch các lá ở dưới thấp tránh để nước bắn vào gây bệnh.
Bệnh gỉ sắt: Do nấm gây hại, triệu chứng ở mặt dưới lá là các mụn nhỏ màu cam, nâu hoặc vàng. Khi cây bị bệnh loại bỏ nhánh bị nhiễm, trường hợp bệnh nặng loại bỏ nguyên cây.
Thu hoạch bạc hà
Sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng, khi mà khối lượng thân lá cao nhất, hoa nở rộ thì thu hoạch.
Tuy nhiên để có mùi thơm và hương vị tốt nhất nên thu hoạch cây trước khi ra hoa.
Sau khoảng 2 tháng thân cành phát triển mạnh, có thể thu hoạch được lần thứ 2, sau đó 3 tháng bạn có thể thu hoạch tiếp lần 3.
Nên thu hoạch vào ngày khô ráo, sau khi sương sớm ráo. Dùng dao hoặc kéo cắt phần thân có lá.
Hy vọng qua bài viết này của datsachhuuco.com sẽ cung cấp cho các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong cách trồng cây bạc hà và cách chăm sóc chúng.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix.vn:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo