Hai giải pháp trồng rau mầm không cần đất hiệu quả

Trồng rau mầm với đất sạch Namix

Rau mầm là loại rau được trồng bằng các loại hạt như hạt cải, hướng dương, rau muống, đậu nành… Rau này được thu hoạch ở giai đoạn hạt nảy mầm nên được gọi là rau mầm. Thời gian thu hoạch rau mầm rất ngắn. Đa số là từ 5 – 7 ngày sau gieo. Do rau mầm là loại rau non nên hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp khoảng 5 lần rau thông thường. Mùi vị của rau mầm cũng thơm ngon hơn. Chỉ cần vài trăm gram rau mầm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Với những lợi ích trên, chắc hẳn bạn cũng rất muốn trồng một vườn rau mầm cho mình. Nhưng việc lựa chọn giá thể trồng rau mầm rất quan trọng, phải sạch và giữ nước tốt.

Trồng rau mầm với đất sạch Namix
Trồng rau mầm với đất sạch Namix

Sau đây NAMIX xin giới thiệu 2 loại giá thể trồng rau mần rất quen thuộc. Vì chúng chỉ là những vật dụng hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng rau lâu dài với một vườn rau sạch để dùng mỗi ngày. Thì nên lựa chọn cho mình những sản phẩm chuyên dùng làm giá thể trồng rau mầm nhé.

Xem thêm:

4 bước trồng hoa với đất sạch đơn giản, hiệu quả

Bí quyết trồng hoa ly lùn chơi tết

Cách nhân giống sen đá bằng lá

Cách 1. Trồng rau mầm bằng giấy ăn

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Giấy ăn: Chỉ cần lấy loại giấy ăn thường dùng.
  • Khay: Bạn có thể tận dụng những khay nhựa, hay i-nox, xoong, nồi.

Bước 1: Ngâm hạt rau mầm

Hạt giống đem ngâm nước theo tỉ lệ 2 sôi và 3 lạnh. Tuy nhiên có một số loại hạt giống không cần ngâm hạt thì bạn có thể gieo trực tiếp. Nếu như không cầu kỳ thì bạn sờ thấy nước ấm ấm là được. Sau đó bạn hãy loại bỏ những hạt lép, sâu, nhỏ. Những hạt này sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn nhanh hoặc giữa chừng thì bị chết.

Sau khi đã ngâm xong, bạn rửa hạt giống qua nước. Tùy thuộc vào hạt giống to, hay nhỏ mà thời gian ngâm khác nhau. Với hạt củ cải trắng, hoặc đỏ, thì bạn ngâm 5-6 tiếng. Với hạt rau muống thì để 10 – 12 tiếng.

Bước 2: Gieo hạt khi trồng rau mần

Trồng rau mầm với giá thể đất sạch Namix
Cách trồng rau mầm không dùng đất

Sau đó rải giấy ăn vào khay và tưới đẫm nước. Rồi gieo hạt lên trên và tưới nước đẫm hạt.

Bước 3: Tưới nước hàng ngày

Trồng rau mầm với  đất sạch Namix
Tưới nước hàng ngày cho rau mầm phát triển

Bạn nên tưới 1-2 lần mỗi ngày. Sẽ thấy mầm nhú lên dần dần và lượng nước cũng cần nhiều hơn. Tuy nhiên đừng tưới nhiều quá sẽ bị úng. Để cho khay rau trong bóng tối tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Đừng lo rau bị vàng nhé khi nào cho ra ánh sáng là xanh ngay.

Bước 4: Thu hoạch rau mần

Sau khi đã cho ra ánh sáng, rau sẽ xanh. Sau thời gian 7 ngày là bạn thu hoạch được rồi. Hãy yên tâm vì tay không hề dính đất và khi rửa cũng rất nhanh.

Cách 2. Trồng rau mầm không cần giá thể

Bước 1: Chuẩn bị hạt

Bất kỳ loại hạt nào đều có thể trồng theo phương pháp này được. Tuyệt đối không mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Vì những loại hạt giống này thường chứa chất bảo quản.

Xử lý hạt: Ngâm hạt theo cách truyền thống, pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ từ 50 – 540C). Cho hạt mầm vào ngâm 15 – 30 phút, loại bỏ hạt lép, hạt sâu, hạt thối. Các loại hạt đậu, hạt cải, thời gian ngâm khoảng 6 – 7 giờ, đối với hạt rau muống ngâm 12 giờ.

Bước 2: Xử lý nước để trồng rau mần

Muốn trồng rau mầm không cần giá thể, trước hết, bạn cần xử lý nguồn nước thật tốt. Nếu cần bạn có thể dùng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000 và xử lý lại bằng phèn chua sau đó. Hoặc bạn có thể xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200 – 300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong. Cách trồng rau mầm không cần đất như thế này sẽ đảm bảo nguồn rau thực sự sạch, không nhiễm khuẩn từ nước.

Làm trong nước bằng cách dùng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay (khoảng 1g). Hòa tan phèn vào một gáo nước, sau đó đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Sau khoảng 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong.

Bước 3: Dụng cụ trồng rau mần

Trồng rau mầm với đất sạch Namix
Các loại hạt dùng để làm rau mầm

Bạn có thể tận dụng tất cả những vật dụng trong nhà như nồi, xoong, chậu nhựa, khay nhựa, hũ…. Yêu cầu đối với những vật dụng này là có nắp kín và đường kính từ 20 cm, chiều cao từ 15 cm trở lên. Ngoài ra, khi trồng rau mần bạn cũng cần tránh ánh nắng trực tiếp.

Bước 4: Ngâm hạt giống

Bạn tiến hành ngâm hạt như cách 1

Bước 5: Gieo hạt

Khi thấy hạt giống nhú rể, bạn rải đều hạt vào dụng cụ đã chọn với mật độ dày, 2 hạt chồng lên nhau. Sau đó, bạn tưới nước xâm xấp mặt hạt giống tiếp tục ngâm khoảng 15 phút và nhanh chóng đổ nước ra ngoài.

Lưu ý, để hạt không bị xáo trộn nhớ dùng vật dụng có đường kính nhỏ hơn để chặn hạt giống lại. Cuối cùng, bạn chỉ việc đậy nắp kín và mỗi ngày tưới nước khoảng 3-4 lần. Càng trong bóng tối, rau mầm càng cho năng suốt tốt. Thích hợp nhất là cho hạt nảy mầm ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.

Trồng rau mầm với đất sạch Namix
Các hạt đã nảy mầm và cho thu hoạc sau 3 – 4 ngày

Bước 6: Thu hoạch rau mần

Nếu là rau mầm từ các loại đậu, sau khoảng 3 ngày, bạn có thể thu hoạch. Nếu rau muống bạn cần từ 5 – 6 ngày. Với cách trồng rau mầm không giá thể như thế này, năng suất rau mầm cao hơn và thuận tiện hơn rất nhiều. Vì có thể tận dụng được nhiều dụng cụ từ đồ dùng trong nhà.

Những lưu ý khi trồng rau mầm

Chế độ ngâm và ủ các loại hạt khác nhau.

Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng.

Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng.

Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng.

Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng.

Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng.

Đậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng.

Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng.

1 số loại mầm không nên trồng rau mần để ăn.

Một số loại rau, củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe con người, gây bệnh ung thư hoặc thậm chí ngộ độc. Vì thế, đối với một số loại mầm sau đây, bạn tuyệt đối không nên trồng, đặc biệt mầm khoai tây là một trong số mầm có độc tính không nên ăn.

Ngoài ra còn một số loại củ sau bạn cần lưu ý: Cây sắn, Đậu kiếm, Đậu mèo, Đậu trứng chim, Đậu ván già, Dưa dây, Khoai lang, Măng.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *